Dựa
vào thiên nhiên, khi sắp xếp nhà cửa thông qua dùng cây xanh (Mộc pháp)
và mặt nước (Thủy pháp) là cách ứng xử chủ đạo giúp phong thủy dương
trạch được hài hòa. Mộc pháp là cách chọn và trồng cây sao cho phù hợp
phong thủy (từ toàn cục đến chi tiết của nhà ở).
Đối với vùng nông thôn hay biệt thự nhà vườn, khi làm tiểu cảnh đẹp thì cây xanh là vành đai ngăn khí độc, giữ khí lành, cùng với mặt nước điều hòa vi khí hậu.
Tác
dụng về phong thủy của cây cối là Tàng Phong Tụ Khí, một mặt ngăn che
gió lạnh (đối với Việt Nam là từ các hướng bắc, đông bắc thổi xuống) và
tạo bóng râm chống nắng gắt (từ các hướng tây, tây bắc), một mặt lọc bụi
và giữ lại hơi nước, không ngăn cản gió lành từ hướng nam, đông nam
thổi lên.
Do
vậy, kinh nghiệm “trước cau, sau chuối” của ông cha để lại chính là
cách trồng cây hợp khí hậu và phương vị, trong đó mối quan hệ giữa ngôi
nhà với vườn trước, vườn sau, vườn bên, ao cá…khá chặt chẽ và hài hòa.
Tuy nhiên, dù có đất rộng thì cũng không thể trồng cây tùy tiện lan tràn
mà cần tuân thủ theo các quy luật về thực vật và phong thủy.
Ví
dụ không nên trồng cây to rễ rộng trước cửa và sát tường, cũng không
trồng cây lá rậm rạp trước nhà đầu hướng gió vì che khuất tầm nhìn và
gió mát, khi xảy ra hỏa hoạn dễ cháy lan truyền (Mộc sinh Hỏa). Nếu
trồng cây làm hàng rào thì thường xén ngang tỉa gọn, cây thân thẳng dáng
đẹp hay kiểng quý thường trồng thành cặp cân đối, tránh đơn độc, nếu
theo số lẻ thì thường là nhóm ba hoặc năm cây như cau kiểng, thiên tuế.
Vì
vậy, khi chọn mua nhà đất, cần quan sát hướng của cây xanh so với nhà
mình. Nếu mặt trước nhà nhìn ra hướng nhiều ánh sáng và gió thì cây
trồng cần thưa thoáng để tăng tính dương, như các cây kiểng thấp, cây
trồng chậu để dễ di chuyển thay đổi. Ở hướng tây và tây bắc tốt hơn là
chọn cây chịu nắng và làm thêm dàn leo để chắn bức xạ gay gắt. Nhà hướng
bắc hoặc đông bắc thì cây trồng nên có lá màu sáng để phản xạ thêm ánh
sáng, hoặc lá dày, thân chắc ngăn gió lạnh.
Về
không gian sử dụng, nếu muốn trồng cây tạo bóng mát nên chọn các hướng
có gió lành kết hợp cây với thảm cỏ. Nếu muốn trồng hoa cảnh – bonsai
thì nên bố trí kề cận hàng hiên, hành lang, gần cửa sổ. Những cây như
vạn tuế, thiên tuế, trường sinh, bằng phi, bách tán… nên đặt tại vị trí
trang trọng như trước sảnh, trục chính của nhà, nhưng cần bố trí bồn hay
chậu sao cho tránh gây va chạm hàng ngày.
Cây
là dương, đón nhận ánh sáng và hút nước từ đất (Âm Thủy), do đó nhìn
cây xem mạch đất tốt xấu chính là nhờ sự liên hệ Thủy Mộc tương sinh.
Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp (vườn rau, vườn hoa) hoặc
cây thân cao ít rụng lá (như cau, dừa nước). Thông thường khi nhà có
nhiều nét thẳng vuông thì cây xanh, mặt nước nên bố cục uốn lượn mềm
mại.
Về
màu sắc cây cũng nên bổ sung tương hòa với màu sắc ngôi nhà. Các yếu tố
gây xung hại cho nhà ở rất đa dạng và đôi khi khó nhận biết. Ví dụ một
lối vào đâm thẳng cửa chính (trực xung tiền môn), một cạnh tường chéo
hay cầu thang đi thẳng ra ngoài cửa. Để khắc phục những xung hại này, đa
phần nhờ giải pháp Tọa Hướng (xoay mặt cửa mặt nhà) và che chắn, trong
đó che chắn bằng cây xanh là hữu hiệu hơn cả.
Hồ
nước hay bể cá, non bộ trước nhà còn là điểm tụ thủy và tiểu cảnh thú
vị nếu khéo sắp xếp, nên rất được ưa dùng trong nhà ở có sân vườn. Cây
cối tươi nhuận biểu hiện sinh khí nơi cư ngụ. Sắp xếp hài hòa cây xanh,
mặt nước trong nhà ở chính là giải pháp phong thủy hữu hiệu và thân
thiện với môi trường, cải tạo tích cực vi khí hậu nơi cư ngụ.
Địa Chỉ: 13/3 Quách Văn Tuấn (ngay sau Lotte Mart Cộng Hòa) - Phường 12 - Q.Tân Bình
Tel:38.112.102 - 36.011.423 - Fax: 38.112.728 - Hotline: 0903.759.159
Giờ làm việc: 8h - 17h00 từ thứ 2 đến thứ 7
Email: datrangtri@gmail.com
http://www.tieucanhdep.net/tieu-canh-cay-xanh-trong-nha-theo-phong-thuy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét